Nở hoa một thế kỷ một lần và sự tái sinh bí ẩn của loài tre Henon khiến các nhà khoa học bối rối
Một măng tre Henon (Phyllostachys nigra var. henonis) trước khi ra hoa
Một loài tre lạ thường sắp ra hoa lần đầu tiên sau hơn 100 năm, điều này có thể cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về quá trình tái sinh bí ẩn của nó.
Phyllostachys nigra var. henonis, hay còn gọi là tre Henon, chỉ ra hoa 120 năm một lần trước khi tàn lụi. Thế hệ hiện tại của loài này dự kiến sẽ ra hoa vào năm 2028. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Hiroshima ở Nhật Bản nhận thấy rằng một số mẫu vật địa phương đã bắt đầu ra hoa sớm - và họ nhân cơ hội này để nghiên cứu về loài bí ẩn này.
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 12 tháng 6 trên tạp chí , các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều mẫu vật nở hoa không chứa bất kỳ hạt nào. Nhóm nghiên cứu cũng quan sát thấy không có các thân cây mới phát triển từ hệ thống rễ của những cây đã ra hoa, đồng thời cho thấy việc sinh sản vô tính bị hạn chế. Điều này có nghĩa là nhiều cánh đồng tre rậm rạp khó có thể tái sinh và có thể biến mất và được thay thế bằng cánh đồng cỏ.
Tre Henon được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 9, nhưng các ghi chép khoa học về quá trình tái sinh của nó có rất ít. Theo các tài liệu lưu trữ từ thế kỷ thứ 9, các nhà nghiên cứu viết rằng thời gian nở hoa của nó là khoảng 120 năm và các cụm tre trước đó đã chết ngay sau khi ra hoa vào năm 1908, trước khi chúng tự tái sinh trên khắp Nhật Bản.
Nhà nghiên cứu Toshihiro Yamada, nhà sinh vật học bảo tồn và sinh thái rừng tại Đại học Hiroshima, cho biết: “Các nhà khoa học 120 năm trước đã không mô tả rõ ràng về sự ra hoa của loài tre này.”
Tre Henon nở hoa 120 năm một lần và lần ra hoa hàng loạt tiếp theo dự kiến vào khoảng năm 2028. (Nguồn ảnh: Toshihiro Yamada/Đại học Hiroshima)
Các nhà khoa học đã nghiên cứu một tập hợp các mẫu vật ra hoa nở sớm mà họ tìm thấy ở Hiroshima vào năm 2020 với 334 mẫu vật. Các nhà khoa học nhận thấy 80% mẫu vật đã nở hoa trong suốt ba năm không sinh ra hạt.
Đến cuối năm 2022 sau khi nở hoa thì những cây tre đó không còn sống sót. Yamada cho biết: “Câu hỏi đặt ra là làm thế nào những cây chết được thay thế bằng một thế hệ mới. Rõ ràng, việc tái sinh hữu tính là không có vì loài này không thể tạo ra hạt giống”.
Yamada nói cũng có thể tre tái sinh dưới lòng đất, cuối cùng sẽ mọc thành những thân tre mới. Sau khi những thân tre này được hình thành, tre sẽ sinh sôi nảy nở để bù đắp cho sự sinh sản kém hiệu quả của nó.
Tuy nhiên, quá trình tái sinh này có thể mất nhiều năm và có thể dẫn đến mất sinh khối lớn trong thời gian chuyển tiếp - loài tre này bao phủ một vùng đất rộng lớn, có khả năng làm thay đổi hệ sinh thái mà nó hỗ trợ. Các nhà khoa học cho rằng điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho các ngành công nghiệp địa phương dựa vào tre làm nguyên liệu mà còn có thể dẫn đến các vấn đề môi trường.
Yamada cho biết: “Các dịch vụ tự nhiên mà tre mang lại cho con người bao gồm ngăn ngừa xói mòn đất và ngăn ngừa lở đất, cũng như thảm thực vật và độ che phủ rừng.” Ông bày tỏ mong muốn nghiên cứu quá trình ra hoa và tái sinh của loài tre này ở mảnh đất quê hương tổ tiên của chúng, đó là Trung Quốc, để hiểu rõ hơn về đặc điểm của chúng. Ông nói: “Liệu chúng có sản xuất hạt giống ở Trung Quốc không? Tôi muốn nghiên cứu điều đó trong khi quan sát quần thể tre ở Nhật Bản.”
Nguồn tin: //www.livescience.com/planet-earth/plants/mysterious-bamboo-regeneration-baffles-scientists-ahead-of-once-in-a-century-blooming-event
Xử lý tin: MInh Tâm