Nghiên cứu tạo kít phát hiện nhanh các chủng vi rút gây dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever-ASF) tại Việt Nam bằng kỹ thuật Multiplex PCR

09/10/2020
Tính đến cuối tháng 9 năm 2019, dịch tả lợn đã xảy ra tại trên 7.700 xã thuộc trên 600 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là trên 5 triệu con, tổng trọng lượng là trên 290 nghìn tấn (chiếm khoảng 7% tổng sản lượng thịt lợn của cả nước trong năm). Đến cuối năm 2019, dịch bệnh đã tạm thời được khống chế, tuy nhiên theo báo cáo gần đây nhất (ngày 27/5/2020) của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát tại 20 tỉnh, thành phố và có nguy cơ tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn.

Hiện nay đã có một số phương pháp để xét nghiệm ASFV như PCR truyền thống, Real-time PCR, ELISA và giải trình tự gen. Tuy nhiên các xét nghiệm cơ bản chỉ tập trung vào một vùng gen p72 (theo khuyến cáo của OIE, và TCVN XXXX: 2018) và chỉ trả lời được có hay không sự có mặt của ASFV mà không chỉ ra được nó thuộc genotype (kiểu gen) nào. Do vậy, định hướng nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật công nghệ sinh học phân tử trong việc sản xuất ra một dạng kít giúp chẩn đoán nhanh dịch bệnh và định danh genotype gây bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam có ý nghĩa và giá trị kinh tế rất lớn. Việc chẩn đoán nhanh giúp tiết kiệm chi phí và thời gian khống chế dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc định danh được vi rút gây bệnh thuộc genotype nào còn giúp sản xuất các dòng vaccine đặc hiệu cho dịch bệnh tả lợn châu Phi tại Việt Nam nhanh chóng, chính xác, và phù hợp với tính chất vùng của các ổ dịch bệnh tại các địa phương.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao trực tiếp đề tài “Nghiên cứu tạo kít phát hiện nhanh các chủng vi rút gây dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever-ASF) tại Việt Nam bằng kỹ thuật Multiplex PCR” cho Phòng nghiên cứu Hệ gen học vi sinh thuộc Viện Nghiên cứu hệ gen thực hiện và giao PGS. TS. Võ Thị Bích Thủy làm chủ nhiệm đề tài, với mục tiêu: Xây dựng được một phương pháp chẩn đoán nhanh, chính xác bằng kỹ thuật Multiplex PCR để đồng thời vừa xác định được sự có mặt của chủng vi rút gây dịch tả lợn châu Phi trong mẫu bệnh phẩm vừa cho biết được thuộc genotype nào đang lưu hành tại Việt Nam.

Sau 12 tháng thực hiện, đề tài đã thu được những kết quả sau:

- Đã thu thập được 41 trình tự hoàn chỉnh ASFV, cũng như các thông tin về hệ gen của từng chủng. 41 chủng ASFV này thuộc về 9 nhóm genotype. Có 15 nhóm genotype chưa có trình tự hoàn chỉnh được công bố.

- Tìm kiếm và thu thập trình tự của 4 vùng gen là p72, p54, p30 và B602L. Kết quả phân tích cho thấy hai vùng gen p72 và p54 có khả năng phân loại được các nhóm genotype. Tìm kiếm được 06 vị trí SNP đặc trưng cho 06 genotype khác nhau.

- Tối ưu được các điều kiện cho phản ứng multiplex PCR, cụ thể: mồi (gồm nhóm 1: phát hiện ASFV và nhận biết các genotype 1, 2, 9, 23; nhóm 2: phát hiện ASFV và nhận biết các genotype 8, 10); mẫu DNA chuẩn (≥ 200pµ/ml), mẫu DNA thực địa (65-70µM); nhiệt độ gắn mồi (63oC); thể tích MgCl2 25mM.

- Bộ kít phát hiện nhanh các chủng vi rút gây dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Fever – ASF) tại Việt Nam bằng kỹ thuật multiplex PCR bước đầu được đánh giá có độ nhạy trên 90% và đặc hiệu với ASFV. Bộ kít được bảo quản ở -20oC tại Viện Nghiên cứu hệ gen.

Hình ảnh của bộ Kit Multiplex PCR phát hiện nhanh các chủng vi rút gây dịch tả lợn châu Phi

 

Kết quả của đề tài sẽ góp phần sàng lọc các cá thể bị nhiễm bệnh tại các ổ dịch, để có thể tiến hành tiêu hủy chính xác các cá thể mang mầm bệnh, giữ và nuôi cách ly các cá thể không nhiễm bệnh trong đàn, tránh trường hợp phải tiêu hủy toàn bộ đàn, gây lãng phí và khó khăn trong việc khôi phục, tái đàn cho ngành chăn nuôi và an ninh lương thực. Mặt khác, bộ kít cũng cho nhận định dịch tễ chính xác về các chủng vi rút chủ yếu gây ASF tại Việt Nam, đây là cơ sở cho các nghiên cứu sản xuất loại vacxin đặc hiệu cho bệnh ASF tại địa phương.

Ngày 12/08/2020, Hội đồng nghiệm thu cấp RÚT TIỀN 188BET do GS.VS. Châu Văn Minh làm Chủ tịch Hội đồng đã họp nghiệm thu và đánh giá nhiệm vụ xếp loại Xuất sắc. Đồng thời Hội đồng cũng đề nghị Nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện Bộ kít cả về mặt khoa học cũng như thủ tục pháp lý để bộ kít sớm có thể được ứng dụng ra ngoài thực tế.

Nguồn tin: PGS.TS. Võ Thị Bích Thủy - Viện Nghiên cứu hệ gen
Xử lý tin: Phương Hà


Tags:
Tin liên quan