“HIỆN DIỆN TRÊN BIỂN ĐÔNG” – Thông điệp khẳng định hành trình liên tục thực thi chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam tại Khu trưng bày tư liệu bản đồ cổ - Bảo tàng Hải dương học

15/09/2023
Trong hành trình thế kỷ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học biển, Viện Hải dương học, RÚT TIỀN 188BET đã và đang lưu trữ bộ bản đồ (gồm 740 bản đồ) về biển Việt Nam và Biển Đông. Những bản đồ này hầu hết do người Pháp xuất bản từ thế kỷ XVIII cho đến đầu thế kỷ XX. Trải qua thời gian lưu trữ rất dài, các bản đồ xuất bản từ thời Pháp đã xuống cấp nghiêm trọng do tình trạng vật lý của giấy vẽ bị thay đổi, có nguy cơ mục nát, không còn giá trị sử dụng. Để bảo tồn tư liệu khoa học mang tính lịch sử nhằm quảng bá chủ quyền biển đảo và phục vụ công tác đấu tranh ngoại giao, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã giao Viện Hải dương học thực hiện nhiệm vụ “Phục chế và xây dựng cơ sở dữ liệu bộ bản đồ cổ thời Pháp về biển Việt Nam và Biển Đông” (Mã số NVKH17.00/23-23). Sản phẩm quan trọng của nhiệm vụ - khu trưng bày bản đồ với chủ đề “HIỆN DIỆN TRÊN BIỂN ĐÔNG” tại Bảo tàng Hải dương học đã mở cửa đón công chúng tham quan vào dịp kỷ niệm 101 năm ngày thành lập Viện Hải dương học 14/9/2023.

“HIỆN DIỆN TRÊN BIỂN ĐÔNG” trưng bày 18 bản đồ xuất bản từ năm 1747 đến năm 1946 được lựa chọn trong số 414 bản đồ đã phục chế, bố cục theo 03 chủ đề chính bao gồm: 1/Dấu ấn Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam trong tư liệu cổ; 2/Hành trình thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa; 3/Biển đảo với kinh tế - xã hội.

Đến với khu trưng bày, khách tham quan sẽ tận mắt chiêm ngưỡng các bản đồ gốc xuất bản dựa vào nguồn số liệu của các chuyến khảo sát “Mission Hydrographique en Indochine” do Hải quân Pháp và tư liệu từ các chuyến khảo sát (1925 – 1939) của tàu De Lanessan thuộc Viện Hải dương học Đông dương (nay là Viện Hải dương học) thực hiện trên Biển Đông; các bản đồ mô tả thềm lục địa và các đảo trên vùng biển Việt Nam, dòng chảy trên thềm lục địa Biển Đông từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm phục vụ hoạt động nghề cá và hàng hải trên vùng biển này như cảnh báo các vùng có độ sâu nguy hiểm cho đánh bắt thủy sản ở quần đảo Trường Sa (1925-1931), xác định vị trí xây dựng ngọn hải đăng, trạm vô tuyến TFS và trạm khí tượng thủy văn tại quần đảo Hoàng Sa (1938-1939), mô tả các rạn hô ở quần đảo Trường Sa (1938).

“HIỆN DIỆN TRÊN BIỂN ĐÔNG” là thông điệp truyền thông quá trình liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các tư liệu về hoạt động nghiên cứu khoa học. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các hoạt động nghiên cứu khoa học của Việt Nam vẫn đang liên tục tiếp diễn nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường biển và đóng góp gìn giữ hòa bình tại Biển Đông.

Một số hình ảnh của Khu trưng bày bản đồ cổ “HIỆN DIỆN TRÊN BIỂN ĐÔNG” tại Bảo tàng Hải dương học

Tin: PGS. TS. Đào Việt Hà – Viện Hải dương học
Xử lý tin: Thanh Hà

 



Tags:
Tin liên quan