Phân bón hữu cơ vi lượng, đất hiếm ứng dụng cho một số cây ăn trái
Vi lượng đồng (Cu) cần thiết cho quá trình hình thành diệp lục, tham gia vào quá trình tổng hợp lignhin có tác dụng chống đổ cây và tham gia các quá trình oxi hóa axit ascorbic (vitamin C), hoạt hóa các men oxidaza, phenolaza và plastoxyanin. Ngoài ra, Cu còn có tác dụng diệt nấm mốc, kháng khuẩn cho cây trồng. Trong khi, Zn là nguyên tố có mặt trong khoảng 70 enzym và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý - hóa của cây. Hầu hết các loại cây trồng đều cần có Zn và nồng độ cần thiết khoảng 20 - 30 ppm để cây phát triển tốt. Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, dẫn đến lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn… Tương tự, Mo cũng là nguyên tố có tác dụng tăng cường sự quang hợp của cây, sự có mặt của Mo giúp cây hấp thụ nhiều đạm ở dạng nitrat, giúp các vi sinh vật cố định đạm trong không khí nhiều hơn.
Phân bón kết hợp giữa phân lân và khoáng chất như Cu, Zn, Mo được sử dụng để cải thiện môi trường sinh trưởng của cây, kích hoạt đất, tăng sức hấp thụ của cây, giúp cây hấp thụ hiệu quả một số thành phần, thúc đẩy sự nảy mầm, nâng cao hàm lượng chất diệp lục. Các nguyên tố vi lượng thường được bổ sung dưới dạng muối hữu cơ hoặc vô cơ, bón trực tiếp vào đất hoặc qua lá. Tuy nhiên, do chúng là dạng muối nên dễ bị rửa trôi khỏi bề mặt lá hoặc hiệu quả khi bón qua đất cũng rất thấp. Vì vậy, lượng dùng các nguyên tố vi lượng này thường lớn, gây lãng phí và không hiệu quả.
Do đó, nhu cầu về phân bón vi lượng dạng phức chất và phương pháp sản xuất phân này một cách đơn giản và hiệu quả là rất cần thiết. PGS.TS. Đào Ngọc Nhiệm – Viện Khoa học vật liệu đã thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu công nghệ chế tạo phân bón hữu cơ vi lượng, đất hiếm ứng dụng cho một số cây ăn trái”, mã số UDPTCN 06/21 – 23, được Hội đồng nghiệm thu cấp RÚT TIỀN 188BET đánh giá có ý nghĩa khoa học, có tính ứng dụng, thực tiễn cao và xếp loại Xuất sắc.
Nhiệm vụ đã đạt được các kết quả chính như: Đã tổng hợp thành công các phức chất đất hiếm Cu, Zn, Mo với phối tử hữu cơ axit tactric và axit glutamic. Đã chiết axit humic từ bã thải của quá trình sản xuất atiso đưa vào phân bón lá HCVL02. Đã chế tạo phân bón lá hữu cơ vi lượng HCVL01 và HCVL02 với quy mô 10 lit/mẻ; tổng hàm lượng kim loại ≈ 110g/lit, %OC > 25%, d ≈ 1,2kg/lit. Đã thử nghiệm phân bón HCVL01 và HCVL02 trên cây dưa chuột cho năng suất > 58 tấn/ha (tăng > 17%), hàm lượng dinh dưỡng, vitamin cao hơn so với đối chứng. Đã thử nghiệm phân bón HCVL01 và HCVL02 trên cây dưa lưới cho năng suất > 41 tấn/ha (tăng > 19%), hàm lượng dinh dưỡng, vitamin cao hơn so với đối chứng.
Phân bón hữu cơ vi lượng có tác dụng kích thích sinh trưởng, giảm thời gian sinh trưởng của cây, đồng thời tăng năng suất và chất lượng của quả. Tuy nhiên, để ứng dụng kết quả của nhiệm vụ cho nhiều loại cây trồng tại các vùng miền khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất phân bón để sản xuất thử nghiệm đưa sản phẩm ứng dụng rộng trên thị trường.
Sản phẩm phân bón hữu cơ vi lượng được thử nghiệm trên cây dưa chuột
Sản phẩm phân bón hữu cơ vi lượng được thử nghiệm trên cây dưa lưới
Ảnh bằng độc quyền sáng chế phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ vi lượng chứa Cu,Zn,Mo
Nguồn tin: Bùi Văn Hiển, Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ
Xử lý tin: Thanh Hà